NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN Đỗ Văn Hùng (Chủ biên), Trần Đức Hòa, Nguyễn Thị Kim Dung, Bùi Thanh Thủy, Nguyễn Thị Kim Lân, Đào Minh Quân, Đồng Đức Hùng, Bùi Thị Ánh Tuyết, Bùi Thị Thanh Huyền, Trần Thị Thanh Vân, Trịnh Khánh Vân
Chuyên gia tư vấn TS. Nghiêm Xuân Huy, TS. Phạm Hải Chung, Bà Phạm Thị Hoài Thu, Ông Lê Trung Nghĩa Cố vấn cao cấp GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, GS.TS. Phạm Quang Minh
Khung năng lực số này được xây dựng nhằm làm cơ sở nền tảng để phát triển các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực số cho sinh viên trong thế kỷ 21. Mục tiêu là giúp sinh viên có được năng lực số cần thiết để sống, học tập, làm việc và tham gia giao tiếp xã hội một cách chủ động, tích cực và an toàn trong môi trường số. Khung năng lực được sử dụng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV), đồng thời cũng được cung cấp rộng rãi cho tất cả các tổ chức, các đơn vị đào tạo khác làm tài liệu tham khảo phát triển chương trình năng lực số cho từng đối tượng cụ thể.
Để đạt mục tiêu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đánh giá năng lực số của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV để làm cơ sở thực tiễn cho đề xuất khung năng lực. Đồng thời kết hợp với việc tham khảo các khung năng lực số đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, bao gồm:
Khung năng lực số của Ủy ban Châu Âu ban hành năm 2017 (DigComp)
Khung năng lực số của UNESCO ban hành năm 2018
Khung năng lực số của Ủy ban Liên hợp Hệ hống Thông tin (JISC) ban hành năm 2017
Khung năng lực số của Hội đồng Thư viện Đại học Úc (CAUL) bản cập nhật 2020
Khung năng lực số của Chính phủ Úc ban hành năm 2020
Khung năng lực số của Microsoft bản cập nhật 2021
Chương trình dấu chân số của Hiệp hội Internet toàn cầu bản cập nhật 2021
Chương trình tư duy thời đại số của Facebook bản cập nhật 2021 Khung năng lực số này đã được sử dụng để cập nhật nội dung cho học phần Nhập môn năng lực thông tin, xây dựng cuốn tài liệu Hướng dẫn phát triển năng lực số, và phát triển học phần mới Năng lực số nâng cao cho chương trình đào tạo ngành Quản lý thông tin. Khung năng lực được thiết kế thành 7 nhóm năng lực, mỗi một nhóm năng lực có thể được thiết kế thành một module học tập độc lập tương đương một học phần 3 tín chỉ. Chẳng hạn như Module 1: Vận hành thiết bị và phần mềm có thể phát triển thành Học phần Nhập môn tin học ứng dụng, hay Module 2: Khai thác thông tin và dữ liệu có thể phát triển thành học phần Nhập môn năng lực thông tin. Toàn bộ 7 module có thể xây dựng thành một chương trình đào tạo năng lực số cho người học. Hoặc có thể áp dụng chuẩn đầu ra của khung năng lực số để tích hợp vào các học phần hiện có của chương trình đào tạo, qua đó sẽ nâng cao năng lực số của người học thông qua các học phần này. Khung năng lực số sẽ được cập nhật thường xuyên để phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ.
Tài liệu:
