Vào năm 1698, trong một lần vào Nam kinh lý, Nguyễn Hữu Cảnh đặt ra phủ Gia Đinh bao gồm hai huyện là Phước Long và Tân Bình. Thủ phủ Gia Định được đặt tại khu vực Bến Nghé nơi có nhiều lợi thế về mặt địa lý. Lúc đầu, phủ Gia Định chỉ gồm miền Đông Nam Bộ nhưng về sau được mở rộng ra cả miền Tây Nam Bộ.

Nửa thế kỷ sau, sau bao nhiêu lần mở rộng các khu vực khác thì thủ phủ ban đầu nằm ở Bến Nghé không còn nằm ở vị trí trung tâm nữa, tuy nhiên cнíɴн quyền vẫn giữ nguyên vị trí của nó tại đây. Bến Nghé đương thời nằm bên cạnh bờ sông là nơi có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi với một cảng sông đầy thuyền bè tấp nập chuyên chở hàng hóa buôn bán.

Sài Gòn xưa chỉ là phố trụ Sài Gòn chỉ bao gồm khu vực Chợ Lớn – Quận 5 sau này. Phố trụ Sài Gòn ở phía Nam trấn thự, cách đường Cái Quan (đường Nguyễn Trãi ngày nay) khoảng 18km. Sau khi Pháp đáɴн cнιếм thành Gia Định vào năm 1859 rồi đổi tên Phố trụ Sài Gòn và Phố thị Bến Thành là thành phố Saigon. Thành Gia Định (tức Thanh Phụng) cũng được người Pháp gọi là thành Saigon.

Vào năm 1865, ngày 14/7/1865, Chính phủ Pháp đã ban hành Nghị định về thiết lập thành phố Chợ Lớn trên địa bàn phố thị Sài Gòn với diện tích khoảng trên 300 ha và 31 đường phố lớn nhỏ.
Địa phận thành phố Chợ Lớn nằm trong khuôn viên bốn đường: Nguyễn Tri Phương về phía Đông, Minh Phụng – Bình Tiên về phía Tây, Tùng Thiên Vương về phía Nam, đại lộ Hùng Vương về phía Bắc.
Trải qua thời gian dài thuộc Pháp (từ năm 1862 -1945), địa bàn thành phố Sài Gòn phát triển từ quy mô lúc đầu chỉ có 300 ha đến ngày 27/4/193} theo Nghị định ѕáт nhập hai thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn với nhau gọi là địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn rộng đến 5.100 ha, chia làm 5 quận cảnh ѕáт (Sài Gòn 3, Chợ Lớn 2) với dân số 256.000 người. Như vậy địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn rộng gấp đôi quy hoạch của Coffyn năm 1862 (2.500 ha) và chủ yếu phát triển về phía Tây Nam, còn phía Đông thì bị ngăи lại bởi sông Sài Gòn.