Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, một sự kiện lịch sử đã diễn ra ở đất nước ta: quốc kỳ của Việt Nam Cộng hòa đã bị hạ xuống và lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên trên đỉnh của Dinh Độc Lập một cách đầy tự hào. Dinh Độc Lập-một di tích lịch sử dân tộc, trở thành nơi chính thức đánh dấu sự thắng lợi của toàn dân tộc Việt Nam trên con đường dài đăng đẳng của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh lá cờ đỏ cới ngôi sao vàng phất phới trong gió ngay trong giay phút thiêng liêng ấy đã in sâu trong trái tim bao con người, đã khiến bao nhiêu con người rơi lệ vì hạnh phúc. Nhưng nếu,để nhớ về sự bắt đầu cho những niềm vui vào năm 1975 đó, chắc chắn rằng mỗi chúng ta luôn sẽ luôn hướng ánh nhìn về một nơi mang tên Bến Nhà Rồng- Nơi đã chứng kiến khoảng khắc khởi nguồn cho ánh sáng chiếu rọi vào Việt Nam trong thời kì lịch sử. Đó cũng là lí do vì sao mà bản thân mình lại mang một ước muốn để có thể đặt chân đến nơi đó một lần-Bến Nhà Rồng tạiThành phố Mang tên Bác-Thành phố Hồ Chí Minh.
Bến Nhà Rồng có tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, đó còn là tên gọi thông dụng để chỉ về cụm di tích kiến trúc – bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn thuộc quận 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Bến Nhà Rồng khởi công xây dựng từ năm 1863, ở giai đoạn đất nước ta đã bị Pháp chiếm lấy Nam Kỳ, phía thực dân Pháp quyết định xây dựng khu thương cảng Sài Gòn, làm đầu mối thông thương với quốc tế. Bến Nhà Rồng trở thành trụ sở của thương cảng Sài Gòn. Do được xây dựng bởi Pháp nên bến Nhà Rồng mang đậm màu sắc của kiến trúc phương Tây. Tòa nhà có mái ngói gạch đỏ, những hành lang dài với các cột trụ hình tròn, những mái vòm cong và rất nhiều cửa sổ, mang lại vẽ bề thế và hoành tráng vào thời kỳ đó. Thế nhưng, trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" là một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Chính vì đôi rồng rất nổi bật này mà công trình của công ty gốc Pháp không phổ biến với một cái tên phương Tây mà được người dân trong vùng gọi là Bến Nhà Rồng, từ đó thành tên phổ biến cho tới ngày nay.
Bến cũng đã được tu sửa qua rất nhiều lần được hình dáng như hiện nay mà chúng ta được thấy. Ban đầu, bến được làm từ ván lót dày. Đến năm 1919, bến đã được xây dựng lại bằng xi măng cốt thép và hoàn thành năm 1930. Vào năm 1954, Bến Nhà Rồng được tu sửa một lần nữa và đặc biệt đôi rồng trên mái được thay thế bằng hai con rồng khác hướng ra ngoài.
Bến Nhà Rồng là một trong những nơi đã đánh dấu những dấu mốc vàng son cho lịch sử dân tộc ta ở thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ. Tại nơi đây, vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ_vị lãnh tụ của dân tộc đã bắt đầu hành trình dài ròng rã 30 năm của Người để tìm đường cứu nước như trong câu thơ của Chế Lan Viên từng viết rằng: “Đất nước đẹp vô cùng, nhưng Bác phải ra đi”. Tại nơi đây, Bác đã trở thành anh phụ bếp Văn Ba của con tàu Hy Vọng, buôn ba khắp những nơi của thế giới. Để Khi người quay lại, ánh sáng của Cách mạng đã được thắp lên, dân tộc thành công đánh đuổi thực dân Pháp và làm tiền đề vững chắc của kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở giai đoạn sau của đất nước ta.
Bên cạnh những di tích lịch sử nổi tiếng khác, Bến Nhà Rồng vẫn luôn chiếm một vị trí trong lòng của mỗi một người con của Việt Nam, và hy vọng rằng, một ngày gần nhất mình sẽ được đặt chân đến và tham quan nơi đây_ Bến Nhà Rồng của Thành phố Hồ Chí Minh.