Ấn Độ là một quốc gia có truyền thống phát triển nông nghiệp lâu đời, ngành nghề này đã đóng góp một phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế và xã hội Ấn Độ, cụ thể theo khảo sát của tổ chức the Economy Survey năm 2020, nông nghiệp chiếm gần 20% GDP và khoảng 42% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo số liệu thu thập của World Bank năm 2020. Trong giai đoạn Ấn Độ được độc lập, chính phủ đã đưa ra hàng loạt các chính sách để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, bảo vệ và hỗ trợ nông dân trong đó đặc biệt nhất là tổ chức APMC hay Ủy ban Tiếp thị Nông sản.
Tuy nhiên, trước những ảnh hưởng nặng nề mà đại dịch Covid-19 đã tác động đến nền kinh tế Ấn Độ nói chung và nền nông nghiệp Ấn Độ nói riêng. Chính phủ đã phải tính toán đến nhiều phương án và dự định khác nhau nhằm tạo điều kiện để nền kinh tế cũng như nông nghiệp bước vào giai đoạn hồi phục, trong đó đang chú ý nhất là chính sách bãi bỏ sự độc quyền của APMC. Trước tình hình thay đổi chính sách mới, nhóm nghiên cứu cho rằng việc tìm hiểu và nghiên cứu về tổ chức APMC cũng như tác động của tổ chức này đối với nền nông nghiệp và kinh tế Ấn Độ là một đề tài thực tiễn, cần thiết. nhằm có những thông tin khái quát về nền nông nghiệp Ấn Độ dưới thời gian độc quyền của APMC, tìm hiểu những nguyên nhân khiến cho chính phủ bãi bỏ sự độc quyền này một cách khách quan và khoa học.
Bố cục đề tài: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Cơ sở lý thuyết: 2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng 2.2. Khái niệm tiếp thị và vai trò của tiếp thị nông sản 2.3. Khái niệm thị trường và cơ chế thị trường 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nông sản 2.5. Khái niệm Ủy ban tiếp thị nông sản Chương 3: APMC trong sự phát triển nông nghiệp Ấn Độ: 3.1. Thực trạng nông nghiệp Ấn Độ trước khi đạo luật APMC được thông qua 3.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của APMC 3.3. Tác động của APMC đến nông nghiệp Ấn Độ 3.4. Ảnh hưởng của chính sách dỡ bỏ độc quyền APMC của chính phủ Ấn Độ lên thị trường nông sản và nền nông nghiệp trong nước 3.5. Kết luận
Tài liệu: